PR là gì? Tầm quan trọng, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết

PR gần đây đang là một trong những ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là ở giới trẻ. Bài viết sau sẽ giải thích cho bạn PR là gì và tầm quan trọng, công việc của một nhân viên PR.

PR là gì?

Public Relation (PR) hay còn được gọi là Quan hệ công chúng, là một quá trình truyền thông chiến lược được đặt ra với mục đích xây dựng và duy trì mối quan hệ có lợi giữa hai bên, đặc biệt là giữa công ty, cá nhân với truyền thông, công chúng. PR bao gồm các hoạt động như phát triển chiến lược truyền thông, chia sẻ thông tin về công ty, cá nhân, câu hỏi liên quan đến thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu.

Hiện nay, PR có 7 loại hình phổ biến được nhiều thương hiệu nổi tiếng áp dụng:

  • Quan hệ truyền thông
  • Tổ chức sự kiện
  • Quan hệ cộng đồng
  • Truyền thông nội bộ
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông
  • Trách nhiệm xã hội
  • Truyền thông mạng xã hội và trực tuyến

Tầm quan trọng của PR

PR quan trọng vì nó là xây dựng niềm tin cho thương hiệu. Quản lý danh tiếng là một phần quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của công chúng đối với thương hiệu. Đây là một quá trình lâu dài, cần nhiều sự nỗ lực chứ không thể đạt được bằng duy nhất một dự án hay chiến lược nào đó. Nhóm PR có nhiệm vụ liên tục đánh giá và duy trì, củng cố cho độ uy tín của thương hiệu.

Thông qua các hoạt động PR, cá nhân, tổ chức có thể tăng khả năng hiển thị thương hiệu trực tiếp và trực tuyến. Thương hiệu có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng tiềm năng hơn và khiến họ ghi nhớ thương hiệu một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, các nhà báo sẽ giúp những thông tin tích cực phủ sóng mạnh mẽ hơn.

PR cũng có thể hỗ trợ xây dựng cộng đồng, cho phép đối tượng mục tiêu tương tác trên mạng xã hội, từ đó đánh giá phản ứng của người dùng, của khán giả đối với thương hiệu.

Công việc của nhân viên PR là gì?

Sau đây là một số nhiệm vụ chung mà mọi nhân viên PR đều phải đảm nhận dù họ làm cho các lĩnh vực khác nhau:

  • Lập kế hoạch chiến lược truyền thông và chiến dịch quảng cáo.
  • Viết và sản xuất các bài thuyết trình, bài báo, thông cáo báo chí và các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.
  • Nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp thông qua mạng xã hội, các nền tảng khác nhau.
  • Giải quyết các thắc mắc của công chúng, nhà báo và các tổ chức có liên quan.
  • Tổ chức sự kiện như họp báo, khai trương, triển lãm, tham quan, hội nghị…
  • Cung cấp cho khách hàng thông tin về tiến độ chiến dịch PR đang tiến hành.
  • Phân tích mức độ phủ sóng của phương tiện truyền thông.
  • Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu.
  • Đề xuất các giải pháp xử lý khủng hoảng, sự cố, giải quyết tranh chấp trong nội bộ hoặc bên ngoài.
  • Nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với phóng viên, nhà báo.

Các kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên PR

PR đòi hỏi bạn phải sở hữu nhiều kỹ năng mềm. Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời là một trong những yêu cầu hàng đầu để làm việc trong ngành PR. Bên cạnh đó, khả năng giải quyết vấn đề và đàm phán sẽ là công cụ giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng khi gặp phải sự cố hay quản lý tài chính, lãnh đạo nhóm. Kỹ năng viết tốt cũng vô cùng cần thiết khi bạn phải thường xuyên viết thông cáo báo chí, bài đăng trên mạng xã hội.

Công việc sẽ yêu cầu nhân viên PR phải biết cách giữ không khí vui vẻ, giúp hai bên hướng đến mục tiêu chung cùng có lợi. Quản lý thời gian cũng là một kỹ năng quan trọng bởi nếu bạn lập kế hoạch kém thì các chiến dịch khó có thể đạt đến thành công và dễ gặp trường hợp liên tục bị trì hoãn. Hãy tập cách lập kế hoạch hợp lý để giảm thiểu các rào cản như đã dự đoán là chìa khóa dẫn đến thành công trong lĩnh vực PR. Và cuối cùng, bạn nên sở hữu tố chất có tầm nhìn xa, đồng thời nắm vững kiến thức chuyên môn trong ngành sẽ là tiền đề tạo nên niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng.

Phân biệt PR và Communication

Nhiều người có sự nhầm lẫn giữa PR (Quan hệ công chúng) và Communications (Truyền thông). PR là một phần của Communications. Nói cách khác, các hoạt động của PR đều thuộc Communications.

PR tập chung vào việc xây dựng và quản lý thương hiệu. Điều này liên quan đến các hoạt động thiết lập mối quan hệ thân thiết với các bên liên quan như giới truyền thông, khách hàng, nhà đầu tư hay nhân viên. Trọng tâm của PR là các mối quan hệ làm tăng giá trị thương hiệu và quản lý hình ảnh, độ uy tín của thương hiệu PR nhắm vào.

Trong khi đó, Communications là việc truyền tải thông điệp và mục tiêu của Truyền thông chủ yếu là người tiêu dùng. Họ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về PR là gì và đồng thời là công việc, tầm quan trọng và kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên PR.

KCS là gì? Tầm quan trọng của KCS trong sản xuất

Có thể nói việc đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất khi đến tay khách hàng là rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Chính vì thế thuật ngữ KCS có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với những ai làm trong quy trình sản xuất. Nếu bạn chưa biết đến KCS là gì thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

KCS là gì?

KCS là từ viết tắt của Kiểm tra chất lượng sản phẩm, tương tự như Quality Control (QC). Đây là một quy trình mà qua đó doanh nghiệp có thể tìm cách đảm bảo chất lượng sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện, xác định xem thành phẩm có đạt yêu cầu đã được đề ra không. KCS đòi hỏi công ty phải tạo ra một môi trường quản lý và nhân viên cố gắng đạt đến sự hoàn hảo.

Một khía cạnh khác cũng quan trọng không kém trong KCS đó là thiết lập các biện pháp kiểm soát một cách rạch rõ ràng, giúp tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất liên quan đến vấn đề chất lượng, an toàn cho khách hàng khi sử dụng và hạn chế khả năng sản phẩm thiếu hụt hay mắc lỗi ở mức tối thiểu.

Tầm quan trọng của KCS

Ngày nay, KCS có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của nhiều ngành nghề như may mặc, xây dựng, cơ khí, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, điện tử… KCS giúp cho sản phẩm và công ty thành công và tồn tại. Khi sản phẩm thiếu chất lượng sẽ làm cho khách hàng cảm thấy không hài lòng dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh. KCS phải đảm bảo rằng hàng hóa không bị lỗi trước khi được đưa ra thị trường. Công ty có đội ngũ KCS tốt thì chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn. Phát hiện lỗi kịp thời có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại cho công ty.

Đặc biệt trong ngành sản xuất thực phẩm và dược phẩm, KCS sẽ ngăn chặn các trường hợp sản phẩm gây hại cho sức khỏe và kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất để đảm bảo không có sự cố xảy ra khi khách hàng sử dụng.

Nhân viên KCS làm những công việc gì?

Tùy thuộc vào lĩnh vực và quy trình sản xuất của từng công ty mà các nhân viên KCS có thể có những nhiệm vụ khác nhau. Nhìn chung, hầu như các nhân viên KCS sẽ làm một số công việc như:

  • Đọc bản thiết kế và thông số kỹ thuật của sản phẩm.
  • Giám sát các hoạt động trong quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra.
  • Đề xuất, điều chỉnh quy trình lắp ráp hoặc sản xuất.
  • Kiểm tra, thử nghiệm và đo lường vật liệu, nguyên liệu nhập kho hoặc sản phẩm sau khi hoành thành.
  • Vận hành thiết bị và phần mềm kiểm định.
  • Dựa vào đánh giá của khách hàng để xác định chất lượng sản phẩm.
  • Chấp nhận hoặc từ chối các mặt hàng đã hoàn thành.
  • Loại bỏ tất cả các sản phẩm và vật liệu không đáp ứng tiêu chuẩn đã đặt ra.
  • Báo cáo dữ liệu đã kiểm tra và thử nghiệm cho cấp trên.
  • Giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Cần tố chất và kỹ năng gì để trở thành nhân viên KCS?

Với nhiệm vụ đảm bảo tiêu chuẩn luôn được đáp ứng và chất lượng là ưu tiên hàng đầu, một nhân viên KCS tốt cần sở hữu những tố chất, kỹ năng như:

  • Chú ý đến tiểu tiết để phát hiện những lỗi bất thường.
  • Khả năng suy nghĩ logic.
  • Kỹ năng về toán học – các thông số kỹ thuật đo lường, hiệu chỉnh và tính toán dữ liệu.
  • Khả năng đọc bản thiết kế, tài liệu kỹ thuật.
  • Kinh nghiệm về Hệ thống quản lý chất lượng (QMS).
  • Kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp nhân viên KCS giải quyết các vấn đề của khách hàng và các vấn đề về sản xuất, cũng như phát triển chiến lược để cải thiện chất lượng sản phẩm.
  • Sức khỏe tốt, có thể làm việc dưới áp lực cao.
  • Có trách nhiệm cao trong công việc.

Học gì để trở thành nhân viên KCS?

Để làm việc trong ngành nghề KCS, các bạn trẻ có thể chọn những ngành học liên quan đến sản phẩm của công ty như ngành công nghệ thực phẩm, hóa thực phẩm, ngành về điện, cơ khí hay ngành công nghệ… Bên cạnh đó, còn có thể chọn ngành quản trị chất lượng, đây được cho là ngành học rất gần với công việc KCS.

Ngoài ra, có khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ mở rộng thêm nhiều cơ hội tiềm năng cho nhân viên KCS và các kỹ năng về tin học văn phòng, phần mềm quản lý, kỹ năng toán học, cơ khí… sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Con đường sự nghiệp

Tùy theo lĩnh vực kiểm soát chất lượng mà mỗi nhân viên KCS sẽ có lộ trình thăng tiến khác nhau. Thông thường, để làm vị trí KCS bạn cần vài năm kinh nghiệm trong ngành của mình, đó là khi bạn đáp ứng được các yêu cầu về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.

Khi đã làm việc như một nhân viên KCS trong khoảng thời gian đủ để có kinh nghiệm dày dặn, bạn sẽ tiếp tục thăng tiến thành chuyên gia kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp cao và đảm nhận nhiệm vụ quản lý các nhóm KCS.

Trên đây là bài viết về KCS là gì và tầm quan trọng của KCS đối với nhiều ngành nghề. Hy vọng bài viết này giúp bạn có những thông tin cần thiết để có những lựa chọn đúng đắn cho con đường sự nghiệp của mình cho này.

Developer là gì? Nhiệm vụ và tố chất của một Developer

Trong thời đại 4.0 hiện nay, những ngành nghề liên quan đến công nghệ ngày càng được quan tâm và săn đón hơn bao giờ hết. Trong đó, Developer được đánh giá là một nghề nhiều tiềm năng để phát triển. Nếu bạn chưa hiểu rõ về Developer thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Developer là gì?

Developer (Dev) hay còn gọi là lập trình viên, nhà lập trình máy tính hay kỹ sư phần mềm. Họ là một chuyên gia về một ngôn ngữ lập trình nào đó và dùng chúng để viết phần mềm, quản lý và phát hiện lỗi trong chương trình máy tính. Developer cũng thực hiện những công việc liên quan đến tạo, sửa đổi và quản lý phần mềm và trải nghiệm người dùng.

Hiện nay, Developer được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau, như:

  • Mobile Developer: nhà phát triển ứng dụng di động
  • Full-stack Developer: người phụ trách front-end và back-end của một hệ thống
  • UI/UX Developer: chuyên gia thiết kế giao diện người dùng

Nhiệm vụ của Developer là gì?

Tùy thuộc vào công ty, dự án và lĩnh vực mà nhiệm vụ của các Developer có thể rất khác nhau. Tuy nhiên, có những công việc chung mà hầu như mọi Developer đều phải làm. Nhìn chung những công việc ấy có tính chất của một quy trình như thiết kế, triển khai, thử nghiệm và bảo trì:

Thiết kế và tạo phần mềm

Developer sẽ nắm bắt nhu cầu và ý tưởng mà khách hàng muốn. Từ đó, Developer sẽ lập kế hoạch chi tiết về cách thức thiết kế một phần mềm mới. Tiếp theo, họ sẽ lên mốc thời gian hoàn thành dự án và giao sản phẩm cho khách hàng. Trong một số trường hợp, thời gian này sẽ không được chính xác vì trong quá trình xây dựng phần mềm có nhiều biến số gây ảnh hưởng nên khó có thể đánh giá độ dài chính xác của một dự án ngay từ đầu.

Kiểm tra chất lượng và thử nghiệm các phần mềm

Các phần mềm, ứng dụng mới luôn được kiểm tra để Developer liên tục đánh giá chất lượng công việc của họ. Việc này bao gồm kiểm tra phần mềm thực hiện đúng những gì nó phải làm và hoạt động theo đúng tiêu chuẩn của người dùng, chẳng hạn như tốc độ của trang web trong nhiều trường hợp khác nhau.

Điều chỉnh, nâng cấp và bảo trì phần mềm

Sau khi một phần mềm được tạo ra, điều quan trọng là duy trì chất lượng của chúng theo thời gian. Các phần mềm, ứng dụng sẽ luôn được điều chỉnh và nâng cấp khi phát hiện lỗi hoặc do khách hàng yêu cầu. Khi ấy, nhà phát triển phần mềm sẽ tìm cách tốt nhất để tối ưu hóa, sửa đổi ứng dụng hoặc trang web.

Ngoài ra, Developer còn có nhiều công việc khác như thiết kế thuật toán, gỡ rối phần mềm, thu thập và đánh giá phản hồi người dùng, đề xuất và thực hiện cải tiến…

Để trở thành Developer thành công cần những kỹ năng, tố chất nào?

Cũng như các vị trí ngành nghề khác, Developer cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng, tố chất cần thiết để làm tiền để dẫn tới thành công, cụ thể như:

  • Hiểu biết, thành thạo về công nghệ: Yêu cầu đầu tiên tất cả các nhà phát triển phần mềm phải có. Chúng liên quan đến việc hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình khác nhau và framework. Sở hữu càng nhiều kiến thức và kỹ năng coding thì cơ hội làm việc rộng mở hơn.
  • Sự sáng tạo: Khả năng sáng tạo nên những ý tưởng mới cho phần mềm sẽ giúp cho ứng dụng Developer tạo ra có sự mới mẻ, nhiều tính năng hay, tiện lợi đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặt ra.
  • Khả năng làm việc nhóm: Công việc của Developer sẽ phải giao tiếp và hợp tác với nhiều người. Họ phải hiểu tầm nhìn của dự án, nhu cầu của khách hàng và truyền tải chúng đến các thành viên trong nhóm, đồng thời kiểm tra mọi khía cạnh của trang web, phần mềm với các thành viên để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi hoàn thành dự án.
  • Chú ý đến tiểu tiết: Một lỗi viết mã nhỏ cũng đủ làm ảnh hưởng đến chức năng của một ứng dụng. Chính vì thể, khả năng quan sát và chú ý đến tiểu tiết sẽ giúp Developer hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
  • Khả năng xử lý vấn đề: Như đã đề cập, công việc của Developer bao gồm việc phát hiện và sửa lỗi của phần mềm. Kỹ năng này sẽ giúp Developer phân tích vấn đề và đưa ra các giải pháp xử lý một cách nhanh chóng và hợp lý nhất.

Phân biệt Developer và Programmer

Nhìn chung, Developer thường có phạm vi công việc rộng hơn Programmer. Ngoài việc coding, Developer còn thường quản lý các dự án về phần mềm. Việc này có thể bao gồm việc giao nhiệm vụ viết phần mềm cho các chuyên gia khác, quyết định loại code sử dụng cho phần mềm hay dựa vào nhu cầu khách hàng để thiết kế phần mềm. Trong khi đó, công việc của Programmer thường tập trung nhiều hơn vào việc viết, sửa lỗi và kiểm tra ngôn ngữ lập trình. Chính vì thế, Developer có thể sở hữu nhiều kiến thức chuyên sâu hơn Programmer.

Trên đây là bài viết về Developer là gì và nhiệm vụ, tố chất để trở thành một Developer thành công. Hy vọng bài viết này giúp bạn tìm kiếm được những thông tin cần thiết và có những quyết định đúng đắn cho con đường sự nghiệp của mình.

HR là gì? Công việc của HR gồm những gì?

HR được đánh giá là bộ phận đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển và duy trì hoạt động của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ giải thích cho bạn hiểu HR là gì và HR quan trọng như thế nào đối với cả doanh nghiệp và người lao động.

HR là gì?

HR là từ viết tắt của Human Resource, nói một cách đơn giản là bộ phận Nhân sự. Bộ phận này có vai trò chịu trách nhiệm quản lý vòng đời nhân viên của một công ty (bao gồm tuyển dụng, chiêu mộ, giới thiệu, đào tạo, sa thải nhân viên) và quản lý các lợi ích cho nhân viên. Con người là tài sản quý giá đối với một công ty nên công việc của bộ phận Nhân sự luôn nắm vai trò quan trọng cho sự thành công của công ty ấy.

Trách nhiệm của HR gồm những gì?

Nhiều người cho rằng HR chỉ làm những công việc liên quan đến tuyển dụng. Sự thực là nhiệm vụ của bộ phận HR bao trùm nhiều hơn thế nữa. Sau đây là một số công việc mà hầu như mọi nhân viên HR đều bận rộn hằng ngày:

Tuyển dụng ứng viên

Nhân sự cần hiểu nhu cầu của doanh nghiệp và đảm bảo nhu cầu đó được đáp ứng khi tuyển dụng cho các vị trí mới. Việc này không đơn giản là đăng bài trên các trang web tuyển dụng và mạng xã hội, nhân viên HR còn phải phân tích thị trường, tham khảo ý kiến của các bộ phận liên quan và quản lý ngân sách. Bài đăng của HR phải chất lượng, thể hiện đúng những gì công ty mong muốn đồng thời thu hút được nhiều nhân tài.

Sau đó, khi nhận được các đơn ứng tuyển, HR sẽ tiến hành sàng lọc và chọn ra những ứng viên phù hợp nhất để tiến hành lên lịch phỏng vấn. Tuyển dụng là công việc tốn nhiều thời gian và công sức vì khi ứng viên phù hợp có thể “hồi sinh” toàn bộ tổ chức trong khi ứng viên không phù hợp có thể làm đảo lộn công việc.

Tính lương

Việc tính lương bao gồm nhiều công đoạn như tính thuế, tính số giờ làm việc, các chi phí cần hoàn trả, tăng lương và tiền thưởng. Chính vì thế đây là một công việc không hề dễ dàng và cũng rất quan trọng.

Duy trì tính kỷ luật

Để công ty hoạt động có tính kỷ luật, HR sẽ có nhiệm vụ phổ biến và đảm bảo nhân viên thực hiện đúng những quy định mà công ty đã đề ra. Đây có thể là việc chấm công, đi trễ, trang phục… HR sẽ nhắc nhở nếu có nhân viên phạm phải và yêu cầu họ không tái phạm.

Cập nhật chính sách, luật cho nhân viên

Khi có sự thay đổi về luật lao động hoặc chính sách của công ty, HR sẽ tiến hành cập nhật đầy đủ hay đề xuất các biện pháp để đảm bảo quyền lợi của nhân viên, đồng thời thông báo sự đổi mới ấy đến những người có liên quan.

Lưu trữ hồ sơ của nhân viên

Mỗi nhân viên đều nộp hồ sơ cần thiết và có hợp đồng lao động khi làm việc tại công ty. Đây đều là những tài liệu quan trọng đối với cả hai bên nên việc lưu trữ chúng là rất quan trọng, cần có sự cẩn thận và sắp xếp một cách thông minh.

Phân tích lợi ích của nhân viên

Duy trì tính cạnh tranh là điều quan trọng hàng đầu để công ty thu hút nhân tài tốt. Bộ phận HR có nhiệm vụ phân tích lợi ích mà công ty đối thủ mang lại cho nhân viên của họ, từ đó đưa ra những đánh giá, đề xuất thay đổi về chính sách của công ty mình.

Tầm quan trọng của bộ phận HR

Đối với tổ chức, doanh nghiệp

HR được cho là bộ phận mà mọi công ty nên tập trung đầu tư bởi đây là bộ phận mang lại những lợi ích to lớn cho công ty, có thể kể đến như:

  • Tìm kiếm, tuyển dụng những nhân tài hàng đầu, phù hợp để đạt lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc.
  • Hỗ trợ tuân thủ các quy định để giảm thiểu nguy cơ bị phạt tiền hay kiện tụng.
  • Thúc đẩy văn hóa nơi làm việc, từ đó giúp cho nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với công ty.
  • Đánh giá nhân viên, cung cấp chương trình đào tạo phù hợp với năng lực mỗi người.

Đối với người lao động

HR không chỉ hỗ trợ công ty quản lý nhân viên mà HR còn có mối quan hệ mật thiết với từng nhân viên. Một trong những lợi ích rõ ràng nhất mà HR mang lại cho nhân viên đó chính là cung cấp sự phát triển nghề nghiệp. Nhân sự cung cấp lộ trình thăng tiến giúp nhân viên có cái nhìn rõ ràng hơn và quyết định một tương lai lâu dài ở công ty. Sau đó, nhân sự tiến hành kiểm tra, đánh giá định kỳ để xác định chương trình đào tạo cho nhân viên.

Bên cạnh đó, bộ phận HR còn giúp nhân viên trong nhiều khía cạnh như tính lương thưởng chính xác, xin nghỉ phép, nghỉ thai sản, hỗ trợ khi nhân viên có vấn đề về sức khỏe, bảo hiểm hay giải quyết những tranh chấp với công ty, với một đồng nghiệp khác…

Trên đây là bài viết về HR là gì và những nhiệm vụ, tầm quan trọng của bộ phận HR. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin cần thiết và bổ ích cho con đường sự nghiệp của mình.

Mentor là gì? Thế nào là một Mentor tốt?

Hầu như ai trong chúng ta cũng gặp khó khăn khi bắt đầu một việc nào đó, đặc biệt là trên con đường sự nghiệp. Thật tốt khi có một người cố vấn, hướng dẫn ta nên suy nghĩ và làm như thế nào cho đúng. Chính vì thế, thuật ngữ Mentor hay Mentee có lẽ đã trở nên quen thuộc hơn với chúng ta. Nếu bạn chưa biết rõ Mentor là gì thì cũng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Mentor là gì?

Mentor, hay còn gọi là người cố vấn, là những người hướng dẫn, giúp đỡ người khác trong quá trình phát triển cá nhân. Mentor cung cấp kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn hữu ích cho người được cố vấn (Mentee) bằng cách đưa ra những lời khuyên, hỗ trợ và trả lời các câu hỏi của Mentee. Mối quan hệ này giúp cho Mentee có những nhận thức và tìm được hướng đúng đắn để cố gắng trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình hay nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp.

Thế nào là một Mentor tốt?

Yếu tố đánh giá liệu người Mentor ấy có tốt hay không không phải là tuổi tác hay quyền lực người đó sở hữu, mà là các tố chất sau đây:

Trình độ chuyên môn: Một trong những yêu cầu đầu tiên để trở thành một Mentor hiệu quả đó là có kiến thức chuyên môn vững chắc và dày dặn kinh nghiệm. Mentor không nhất thiết là người có chức cấp cao hoặc có nhiều năm làm việc trong một lĩnh vực, nhưng các kỹ năng của họ đủ vững chắc để biến chúng thành những lời khuyên có giá trị cho người khác.

Lắng nghe một cách tích cực: Để hiểu được nhu cầu và mục tiêu của Mentee, người cố vấn cần biết cách tập trung lắng nghe để đưa ra những phản hồi hiệu quả nhất.

Khả năng giao tiếp: Mentor sẽ chỉ dẫn Mentee của mình hiệu quả hơn khi họ sở hữu khả năng giao tiếp tuyệt vời. Họ có thể thể hiện hết những ý tưởng mình, giúp Mentee hiểu rõ hơn vấn đề đang gặp phải. Từ đó tạo ra sự tương thích giúp mối quan hệ này trở nên gắn kết hơn.

Sự thấu hiểu: Một Mentor tốt sẽ dành thời gian để quan tâm, hiểu hơn về Mentee của mình. Điều này liên quan đến việc đặt ra câu hỏi về nền tảng, ước muốn hay đơn giản là cách mà Mentee học tập, tận hưởng thời gian của họ.

Làm thế nào để tìm cho mình một Mentor?

Điều đầu tiên trong việc tìm kiếm cho mình một Mentor chính là học cách tạo các mối quan hệ lành mạnh, chẳng hạn như tham gia các câu lạc bộ mình thích trong trường để làm quen với các anh chị khóa trước chẳng hạn.

Khi bạn mong muốn ai đó trở thành Mentor của mình, hãy tìm cách liên hệ và bắt đầu xây dựng mối quan hệ với họ. Tuy nhiên, bạn phải làm điều này một cách tinh tế và tự nhiên, như cách bạn mang lại sự gần gũi, khăng khít giữa “thầy và trò”. Một tip cho bạn là khi muốn hỏi ý kiến của Mentor về một chủ đề vào đó thì hãy chuẩn bị sẵn một số câu hỏi và đừng bắt họ phải trả lời ngay lập tức vì dễ tạo nên sự phiền hà, khó chịu cho họ đấy.

Bản thân Mentee nên làm gì?

Tùy thuộc vào tính cách, mục tiêu và sự kỳ vọng, các mối quan hệ Mentor-Mentee có thể khác nhau. Tuy nhiên, để trở thành một người Mentee thành công thì bạn nên rèn luyện cho mình những tố chất, kỹ năng sau:

Sự tôn trọng: Tôn trọng và tin tưởng là hai yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa Mentor và Mentee. Mentee phải có sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với Mentor vì họ đã dành thời gian và chia sẻ những kinh nghiệm quý giá mà chính bản thân họ học được.

Sự nỗ lực: Một Mentee được đánh giá cao khi họ luôn nỗ lực làm việc và học hỏi từ lời khuyên của người cố vấn. Điều này không chỉ thể hiện sự nghiêm túc đối với mục tiêu đã đề ra mà còn là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với Mentor của mình.

Sẵn sàng tiếp thu, học hỏi: Khi Mentor đã bỏ công sức chỉ dẫn thì Mentee phải sẵn sàng tiếp thu những đánh giá, kiến thức đó, bao gồm cả những phản hồi tích cực và lời phê bình mang tính xây dựng. Những phản hồi thực tế từ một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ giúp cho Mentee xác định được điểm mạnh và tập trung sửa đổi những điểm yếu của bản thân.

Làm Mentor thì có lợi ích gì?

Có thể nhiều người cho rằng, mối quan hệ Mentor-Mentee rõ ràng chỉ có lợi cho một phía là Mentee vì họ học tập được nhiều điều bổ ích, còn Mentor thì không. Lối suy nghĩ này có phần không đúng.

Đây là một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi bởi chúng cũng có thể mang lại giá trị cá nhân cho người cố vấn. Với vai trò là một Mentor, họ có thể cải thiện mạng lưới quan hệ trong nghề, rèn luyện những kỹ năng, kiến thức chuyên môn, đồng thời mang lại cảm giác thỏa mãn, tự hào. Nhiều Mentor đã bày tỏ sự hãnh diện khi người mình cố vấn đạt được những thành công trên con đường sự nghiệp của họ. Trong một số trường hợp, trở thành một Mentor sẽ giúp cho họ cập nhật được thông tin, xu hướng mới trong ngành.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn Mentor là gì và có thể tìm kiếm cho mình một người Mentor tốt nhất.

Du lịch xanh Dìn Ký cổng chào Bình Dương – Nơi vui chơi, giải trí

Nếu bạn muốn tìm về khung cảnh yên bình của một miền quê dân dã thì du lịch xanh Dìn Ký cổng chào Bình Dương chính là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Khu du lịch mang tính trải nghiệm tuyệt vời, lý thú với nhiều dịch vụ vui chơi đa dạng, phục vụ khách từ A – Z. Chúng ta cùng khám phá điểm đến này ngay nhé!

Khám phá khu du lịch xanh Dìn Ký cổng chào Bình Dương

Khu du lịch xanh Dìn Ký được khánh thành năm 1995, tọa lạc ở ở vùng đất ven sông nằm trên quốc lộ 13 thuộc phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tổng diện tích hơn 3 hecta, vùng đất mang đậm lối sống của người Việt thời xa xưa, có lũy tre làng, cổng đình, vườn cây xanh mát bao phủ tạo nên không gian sống gần gũi với thiên nhiên.

Nếu điểm xuất phát từ Tp.HCM đến khu du lịch thì chỉ mất khoảng 1 giờ là đến nơi. Chạy dọc quốc lộ 13, qua ga Bình Triệu, và đến xa lộ Hà Nội. Ngay tại vòng xoay xa lộ Hà Nội đến cổng chào Bình Dương chạy thêm tầm khoảng 2km là đến Dìn Ký. Chính vì đường đi khá thuận tiện nên những ai ở thành phố có thể đến đây thư giãn vào những dịp cuối tuần, vui chơi, xả stress.

Du lịch Dìn Ký phục vụ nhu cầu giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng với các dịch vụ đa dạng như: Nhà hàng, khách sạn khu vui chơi cho trẻ em, hồ bơi, karaoke… Đặc biệt, không gian khu du lịch tạo nét mộc mạc, mang đậm dư vị quê hương nhờ vào dòng sông, hàng cây trái xanh mát, lũy tre, hàng dừa, chiếc xuồng ba lá… Bạn có thể đến đây để vơi đi nỗi nhớ quê nhà.

Những điểm đặc biệt của khu du lịch Dìn Ký Bình Dương

Du lịch đến Dìn Ký thích hợp cho các bạn nhỏ sống trọn 1 ngày gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy, các bậc phụ huynh thường đưa con em của mình đến đây để cho chúng hòa mình vui chơi, thăm thú. Tại đây, có hồ bơi cho trẻ miễn phí với diện tích 1000m2, 500m2, phục vụ tận tình như võng, ghế bố, câu cá… cùng nhiều trò chơi mới lạ kích thích sự khám phá của trẻ.

Nhiều du khách đã đến và review chất lượng dịch vụ ở Dìn Ký rất tốt. Thật đúng là nơi thích hợp để nghỉ dưỡng, từ phòng ốc của khách sạn đến dịch vụ ăn uống đều thỏa mãn khách hàng. Nhiều người thường chọn Dìn Ký để tổ chức các bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới, liên hoan, hội thảo, hội nghị…

Hệ thống khách sạn tiêu chuẩn 2 sao với sức chứa đến 90 phòng, mọi thứ đều tiện nghi, sạch sẽ và thoáng mát. Khu du lịch có 3 nhà hàng phục vụ các món ăn đa dạng từ dân dã đến các món sang trọng, các món ăn châu Á hay châu Âu đều có.

Đặc biệt là có thể vẫy banh nóc karaoke giải trí, thư giãn tinh thần với 30 phòng ốc hiện đại. Mặc dù mang dáng vẻ thôn quê nhưng cơ sở vật chất cực sang chảnh, đậm dấu ấn văn hóa Nam Bộ. Từng lời ca tiếng hát kết hợp với phong cảnh trữ tình thơ mộng gợi nhớ quê hương da diết.

Khu du lịch Dìn Ký Bình Dương là khu du lịch sinh thái được nhiều du khách ở thành phố và các vùng lân cận thường xuyên tìm đến vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ… Là nơi để tụ họp vui chơi, ca hát, ăn uống, nghỉ mát sau bao công việc vất vả, mệt mỏi.

Hiện nay, khu du lịch có 2 chi nhánh, một là ở gần cổng chào Bình Dương, chi nhánh 2 được biết là du lịch xanh Dìn Ký – Lái Thiêu – Cầu Ngang ở địa chỉ 2/94, đường Bình Thuận, phường Bình Nhâm, thị xã Thuận An, Bình Dương.

Các bạn có thể liên hệ điện thoại để được hỗ trợ mọi thông tin chi tiết liên quan đến chuyến du lịch của mình:

 – Chi nhánh 1: 02743.755.480

– Chi nhánh 2: 02743.724.050

Du lịch xanh Dìn Ký cổng chào Bình Dương mở cửa hoạt động xuyên suốt để đón chào du khách mọi nơi tìm đến. Hứa hẹn sẽ tặng bạn những giá trị tinh thần tuyệt vời, tận hưởng những phút giây nghỉ ngơi, sống chậm để quên đi những lo toan, căng thẳng của cuộc sống.

Hồ Dầu Tiếng Bình Dương – Hồ nước nhân tạo phục vụ sinh hoạt, du lịch

Hồ Dầu Tiếng Bình Dương được biết đến là một hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam có vai trò phục vụ nước tiêu dùng. Song song đó hồ nước còn là nơi để du lịch, check in, “chụp choẹt” được các bạn trẻ cực kỳ yêu thích. Vậy, hồ nước có gì đặc sắc mà lại thu hút nhiều người đến thế?

Giới thiệu Hồ Dầu Tiếng Bình Dương 

Hồ Dầu Tiếng trải dài qua các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, phần lớn diện tích thuộc địa phận của tỉnh Tây Ninh, cách Tp.HCM 25km. Đây là công trình thủy lợi điều phối nước cho sông Sài Gòn.

Hồ nước được khởi công xây dựng vào ngày 29/04/1981, sau 4 năm tích cực tân tạo đến ngày 10/01/1985 thì hoàn thành.

– Diện tích mặt nước 27km2.

– Diện tích lưu vực 270km2.

– Dung tích chứa 1,58 tỷ m³ nước.

Công trình được xây dựng nằm mục đích phục vụ việc xả lũ cho sông Sài Gòn, tưới tiêu cho người dân trong vùng vào những mùa khô, cung cấp nguồn nước cho các nhà máy lọc nước, còn mang đến nguồn nước sạch cho tiêu dùng.

Hồ Dầu Tiếng có điểm gì thu hút?

Với mục đích ban đầu là phục vụ cho nông nghiệp, nhưng khi hoàn thành công trình vĩ đại Hồ Dầu Tiếng lại tạo nên một điểm tuyệt đẹp. Diện tích rộng lớn, mặt hồ nước yên ả, xanh mát khiến cho người ta không thể không xuýt xoa trước vẻ đẹp này.

Chính vì thế, công trình còn là điểm đến của nhiều bạn trẻ mỗi khi có dịp du lịch Tây Ninh. Theo đó, Hồ Dầu Tiếng, núi Bà Đen, núi cậu, tòa thánh Tây Ninh nằm trong một vùng rộng lớn phục vụ nhu cầu tâm linh, tham quan, vui chơi của du khách.

Riêng Hồ Dầu Tiếng có những nét đẹp riêng và mang nhiều giá trị phục vụ người dân cũng như các du khách ở xa tìm đến. Bạn có thể đến hồ để chụp ảnh, cắm trại, người dân có thể đánh bắt cá trên hồ…

Những điểm thu hút khiến mọi người xiêu lòng trước hồ nước nhân tạo đó là cảnh sắc, cảnh quan quanh hồ và những ốc đảo nhỏ trên hồ…

Từ những bức ảnh ghi nhận, có thể thấy phong cảnh Hồ Dầu Tiếng vô cùng sinh động, độc đáo. Mặt hồ trải dài đến tận 27.000 ha xa tít tầm mắt người nhìn. Tạo nên một bức tranh phong cảnh đất trời như hòa hợp, hiếm khi được nhìn thấy.

Cảnh quan xung quanh hồ cây cối xanh tươi, phía xa xa có ngọn núi cao góp phần làm nên cảnh sắc hùng vĩ. Ánh nắng bình minh chiếu sáng mặt hồ, hay buổi hoàng hôn chiều tà, trời sương mù… đều mang đến vẻ đẹp riêng khiến cho người ta phải nao lòng.

Trên hồ có nhiều ốc đảo tạo nên hệ sinh thái đa dạng giúp cho người dân đánh bắt cá. Vì thế, hồ nước mang nhiều giá trị kinh tế cho người dân trong vùng cũng như mang đến những giá trị tinh thần, phục vụ nhu cầu thưởng thức cái đẹp.

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hồ Dầu Tiếng

Theo kinh nghiệm chia sẻ của các phượt thủ, chúng ta có thể du lịch Tây Ninh với các điểm đến như núi Bà Đen, qua núi cậu, Hồ Dầu Tiếng, tòa thánh Tây Ninh chỉ trong 1 ngày. Khám phá trọn phong cảnh và lễ bái chùa trên núi.

Nếu đến Hồ Dầu Tiếng nên chọn tháng khô tầm khoảng tháng 12 đến tháng 4. Bởi lúc này hồ xả đập, mặt nước thấp thích hợp cho chúng ta tham quan, xuống lưu vực hạ nguồn để tắm, nguồn nước mát mẻ lạ thường. Theo lời khuyên thì các bạn đừng bỏ qua cảnh sắc bình minh và hoàng hôn trên hồ bởi phong cảnh được ví như “tiên cảnh” ở trần gian.

Có thể lập team cắm trại ở đây, kết hợp với leo núi, đi rừng, tắm hồ… Tất cả những trải nghiệm này đều giúp bạn xả stress hiệu quả. Chi phí cho việc du lịch cũng khá là rẻ, bất cứ lúc nào cũng đi được.

Bật mí các món ăn hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Hồ Dầu Tiếng đó là các loại cá đặc trưng của nước ngọt. Hoặc sau khi lễ bái có thể ghé các quán ăn bún riêu ở núi cậu, mua những đặc sản như bánh tráng, muối Tây Ninh…

Hồ Dầu Tiếng Bình Dương và những điểm đến du lịch Tây Ninh là những địa danh nên một lần đặt chân để khám phá. Bạn sẽ không uổng phí chuyến đi, đến chùa cầu bình an hay ghi lại những phong cảnh tuyệt đẹp đều mang những ý nghĩa tinh thần rất lớn.

Chùa Hội An Bình Dương – Tượng trưng cho sự phát triển của Bình Dương

Chùa Hội An Bình Dương nằm trong top 7 ngôi chùa lớn nổi tiếng ở Bình Dương. Chùa mang ý nghĩa về sự phát triển nhộn nhịp của tỉnh, chỉ có thể một lần đến mới khám phá hết các giá trị bên trong. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé!

Giới thiệu chùa Hội An Bình Dương – Ý nghĩa hình thành

Chùa Hội An thuộc trường phái Phật giáo Bắc tông, nằm trên con đường Phó Cơ Điều, phường Phú Chánh, Tân Uyên của thành phố mới Bình Dương. Hình ảnh ngôi chùa mang dáng dấp hoành tráng, lộng lẫy, có quy mô rộng lớn nhưng mang nét hiền hòa gần gũi với người dân.

Chùa là nơi để người dân thể hiện lòng tín ngưỡng với Phật pháp, không chỉ thế chùa còn gắn liền với sự phát triển của cả dân tộc nói chung và thành phố mới Bình Dương nói riêng. Cho thấy một điều đó là cùng với sự phát triển hiện đại của đất nước sẽ không thể vắng bóng một ngôi chùa hiền hòa, mang văn hóa tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc.

Chùa Hội An còn được vinh danh là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại Trung tâm thành phố mới. Hình thành trên nền tảng của những khởi đầu mới mẻ, quy tụ sự đô hội và cầu mong bình an cho “vùng đất mới” theo đúng ý nghĩa của cha ông ta từ thời khai hoang mở cõi.

Kiến trúc của chùa Hội An Bình Dương

Từ ngoài nhìn vào, các bạn sẽ ấn tượng với không gian bao quanh ngôi chùa là những hàng cây xanh tạo bóng mát để du khách có thể nghỉ chân, thưởng ngoạn khung cảnh hiền hòa, thơ mộng.

Tiến vào khuôn viên bên trong, bạn sẽ thấy phía bên trái chùa được an vị tượng Phật nhập niết bàn, được gọi là “Kỳ lam ngọc Phật”. Tượng được chế tác bằng đá sapphire, một loại đá quý có từ hàng triệu năm được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam.

Kiến trúc ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc trùng thiềm đặc thù của những ngôi chùa ở Nam Bộ. Không gian bào gồm: Tiền điện, chánh điện, hậu tổ, giảng đường, đông lang và tây lang. Đặc biệt, ngôi chùa có sự phá cách với lối kết cấu gồm 1 trệt, 1 lầu.

Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước các tượng Phật được an vị thể hiện sự uy nghi, trang nghiêm trong ngôi chùa, bao gồm:

– Phật Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên bằng đá màu trắng có chiều cao 5,3m, nặng 12 tấn.

– Tam tượng Phật bằng đá gồm tượng Phật Thích Ca có chiều cao 2,8m, nặng 6 tấn.

– Quán Thế Âm Bồ Tát có chiều cao 2,3m, nặng 4 tấn.

– Địa Tạng Bồ Tát có chiều cao 2,3m, nặng 4 tấn.

Bên cạnh đó, chùa còn xây dựng nhiều công trình khang trang như nơi ở, nơi đón tiếp khách thập phương cúng viếng, phòng nghỉ của các chư tăng, Phật tử…  

Chùa Hội An long trọng làm lễ đặt đá từ ngày 11 đến ngày 13-2-2011, đây là một sự kiện lớn chứa đựng giá trị lịch sử của Phật giáo tỉnh Bình Dương. Tên gọi “Hội An” mang đến nhiều điều an lành cho con người và mang đến may mắn cho sự phát triển của thành phố mới cũng bắt đầu được biết đến từ đó.

Vào tháng 2/2013, chùa bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được khánh thành ngay bên cạnh chùa Hội An với tổng số tiền xây dựng trên 15 tỷ đồng. Tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn, uy nghi, trở thành tâm điểm văn hóa tâm linh của cả tỉnh. Không chỉ thế, còn thu hút nhiều du khách thập phương mong mỏi một lần đến để cúng bái, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa.

Mặc dù chỉ mới hình thành, khác với những ngôi chùa có giá trị lịch sử lâu đời, nhưng chùa Hội An lại rất nổi tiếng. Bởi những ý nghĩa tạo dựng và mang đến không gian hội tụ, quây quần của những ai có lòng thành kính, hướng đến Phật pháp, tu dưỡng.

Có thể nói, Chùa Hội An Bình Dương đã trở thành cái hồn, là biểu tượng văn hóa không thể thiếu đối với thành phố mới Bình Dương. Ngôi chùa sẽ còn gắn liền, đồng hành cùng với sự phát triển không ngừng của Bình Dương cho đến mai sau, tạo dựng danh tiếng cho tỉnh nhà.

Khu du lịch suối Lồ Ồ Bình Dương – Nơi hẹn hò, thưởng ngoạn bậc nhất của tỉnh

Khu du lịch suối Lồ Ồ Bình Dương được mệnh danh là “đệ nhất cảnh quan núi rừng hoang sơ” của tỉnh. Hiện diện với cây cối, suối chảy và ẩn mình dưới bầu trời xanh tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp giữa chốn nhân gian. Chẳng trách nhiều cặp đôi yêu nhau chọn nơi đây là chốn hẹn hò lý tưởng. Cùng tìm hiểu xem suối Lồ Ồ có gì đặc sắc nhé!

Tìm hiểu khu du lịch suối Lồ Ồ Bình Dương

Khu du lịch Suối Lồ Ồ nằm ở địa chỉ 7, 63B/7 Đường Lồ Ồ, Xã Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương. Đây là một trong những khu du lịch nổi tiếng hiện nay với diện tích rộng lớn, được xây dựng nhờ nguồn vốn từ nước ngoài, trở thành khu du lịch đẳng cấp nhất của tỉnh. 

Suối Lồ Ồ giúp cho ngành du lịch của tỉnh Bình Dương phát triển năng động hơn, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Từ đó mang về nguồn thu lớn cho nền kinh tế.

Khu du lịch nằm ở phía Bắc của Bình Dương tiếp giáp với tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp với Tp. HCM, phía Đông giáp với tỉnh Đồng Nai. Nhờ tiếp giáp với những tỉnh thành có nhiều địa điểm du lịch, vui chơi giải trí nên du khách có thể ghé thăm nhiều nơi, tạo nên chuyến hành trình vui thú đặc sắc.

Suối Lồ Ồ đã từng là nơi được các mỹ nhân màn bạc chọn làm nền cho những bức ảnh xinh tươi của họ. Điển hình như nữ minh tình “ngàn năm có một” của Việt Nam và cũng là “người đẹp Bình Dương” nổi tiếng một thời Thẩm Thúy Hằng. Thân hình nóng bỏng của bà, phía sau đó là cảnh quan xanh tươi của dòng suối làm cho bức ảnh trở thành huyền thoại.

Theo miêu tả của nhiều người, suối Lồ Ồ trước năm 1975 là một nơi rất đẹp, nổi tiếng ở vùng Biên Hòa – Sài Gòn. Một nơi lý thú để du ngoạn nên những cặp đôi trai gái thường rủ nhau đến đây vui chơi, tắm mát.

Không gian khu du lịch đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. Chẳng những thế còn không ngừng phát triển để tạo nên sân chơi bổ ích cho các bé với sự gần gũi, hài hòa giữa thiên nhiên. Hàng năm có đến hàng trăm nghìn người từ khắp mọi nơi đến đây tham quan, con số này vẫn tăng lên qua các năm cho thấy sự cuốn hút của suối Lồ Ồ.

Khu du lịch suối Lồ Ồ có điểm gì đặc sắc thu hút nhiều du khách?

Suối Lồ Ồ là địa danh tạo sự gần gũi với thiên nhiên, cảnh quan hoang sơ thơ mộng. Nổi bật với những rừng cây cổ thụ to lớn, rợp bóng mát giúp các nam thanh nữ tú có dịp trò chuyện yêu đương giữa khung cảnh xanh mát, đầy sự lãng mạn.

Đặc sắc nhất là dòng suối chảy róc rách, trong lành, đắm mình vào đó bạn sẽ thấy có một sự tươi mát nhẹ nhàng như muốn rũ bỏ hết bụi trần, mệt nhoài của cuộc sống. Chính vì thế, nhiều hoa hậu, người mẫu ảnh sẵn sàng đến đây để tạo nên những bộ sưu tập ảnh xinh lung linh, tô nền thêm có nét đẹp tươi mới tràn đầy sức sống của họ.

Hiện nay, khu du lịch có nhiều mô hình kinh doanh đang hoạt động giúp tạo ra nguồn thu to lớn như hồ bơi, khu thể dục thể thao, nhà hàng tổ chức tiệc cưới trong và ngoài trời, trung tâm văn hóa văn nghệ… nhằm phục vụ hết thảy những nhu cầu của khách hàng, mang đến những trải nghiệm đáng để nhớ.

Hứa hẹn trong tương lai vẫn còn nhiều công trình phát triển để phục vụ sự đa dạng về nhu cầu thưởng thức cái đẹp, vui chơi, những giá trị tinh thần của con người. Qua đó, cho thấy sự phát triển dài lâu của khu du lịch suối Lồ Ồ góp phần hướng đến sự phát triển chung của ngành kinh tế mũi nhọn trong cả nước.

Khu du lịch suối Lồ Ồ Bình Dương luôn mở cửa từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối ở các ngày trong tuần để đón khách ở mọi nơi tìm đến. Từ giờ, các bạn có thể lên lịch trình cùng bạn bè hoặc người thân trong gia đình “phi” nhanh một chuyến đến đây bất cứ lúc nào để xả stress, vui chơi, khám phá.

Người tham chiếu là gì trong CV xin việc? Tuyệt chiêu chọn người tham chiếu hiệu quả

Nếu bạn đã từng thử dùng những mẫu CV online có sẵn trên mạng trong quá trình tìm việc thì chắc hẳn đã từng thấy qua mục “Người tham chiếu” hay “Reference” rồi đúng không? Đa số những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm vì nghĩ phần thông tin này không cần thiết. Tuy nhiên, sự thực thì đây lại là một yếu tố đóng vai trò khá quan trọng nếu bạn ứng tuyển vào nơi mà nhà tuyển dụng thực sự khắt khe. Vậy người tham chiếu là gì mà lại có sức ảnh hưởng như vậy?

  1. Người tham chiếu là gì?

Để hình dung một cách đơn giản nhất thì người tham chiếu được đề cập trong CV chính là những người đã từng làm việc, cộng tác chung cùng bạn ở công việc cũ. Đó có thể là đồng nghiệp, cấp trên hay thậm chí là đối tác đã từng hợp tác trước đây với bạn, miễn sao người đó có thể giúp bạn xác thực những thông tin mà bạn đã ghi trong CV.

Tại sao các nhà tuyển dụng lại cần người tham chiếu? Có một điều chắc chắn là khi làm một bản CV xin việc thì mọi người sẽ có xu hướng “đánh bóng” bản thân lên một chút từ học vấn, kỹ năng cho tới kinh nghiệm làm việc, mục đích là để gây ấn tượng với công ty ứng tuyển. Vậy thì phía nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đâu để đánh giá tính chính xác của những thông tin bạn cung cấp? Chính là nhờ vào những người tham chiếu, vì dựa vào những nhận xét hay thái độ mà người tham chiếu dành cho bạn – một đồng nghiệp cũ, nhà tuyển dụng có thể có cái nhìn khách quan nhất khi xem xét cơ hội việc làm cho bạn.

2.  Nên chọn người tham chiếu thế nào?

Chính vì người tham chiếu sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định thái độ của nhà tuyển dụng dành cho bạn, nên việc chọn người tham chiếu gần như đúng nghĩa “chọn mặt gửi vàng”. Sau đây là một số yếu tố mà bạn nên tham khảo trước khi lựa chọn người phù hợp.

+ Người tham chiếu nên có kỹ năng giao tiếp tốt: Lời nói của một người có thể trả lời rõ ràng, rành mạch những câu “hỏi thăm” của nhà tuyển dụng đương nhiên sẽ đáng tin cậy hơn là một người ấp úng hay e ngại khi phải chia sẻ suy nghĩ cá nhân ra ngoài đúng không?

+ Hỏi ý kiến người tham chiếu: Đây là điều mà bạn chắc chắn phải làm trước khi muốn đưa bất kì ai vào mục người tham chiếu trong CV của mình. Việc này vừa thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ đồng thời cũng giúp họ có thể chuẩn bị trước những thông tin về bạn để có thể cung cấp cho bên tuyển dụng.

+ Chọn những người bạn đã từng làm việc trực tiếp với họ: Bởi vì hơn ai hết, họ là những người hiểu rõ bạn là người như thế nào trong công việc. Thái độ của bạn với công việc ra sao, nghiêm túc hay hời hợt, tinh thần làm việc của bạn thế nào, tích cực hay bi quan…Tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng tới việc đánh giá của nhà tuyển dụng dành cho bạn.

+ Chuẩn bị thông tin đầy đủ: Việc đưa đầy đủ thông tin về người tham chiếu rất quan trọng vì nếu bạn quên thì nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với họ bằng cách nào đây? Thông tin cơ bản bao gồm: Tên tuổi, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email. Kèm theo đó là mối quan hệ của bạn với người tham chiếu.

Ngoài ra, có một lưu ý nhỏ là bạn nên liên lạc trước với người tham chiếu ít nhất 1- 2 ngày trước khi nộp CV để tránh trường hợp người bạn chọn vì bận rộn với công việc mà để lỡ mất cơ hội nâng điểm của bạn trong mắt công ty nhé.

3. Những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi người tham chiếu là gì?

Mọi chuyện sẽ luôn thuận lợi hơn nếu bạn có sự chuẩn bị. Việc bàn luận trước với người tham chiếu của bạn cũng vậy. Bạn hãy là người chủ động cung cấp cho họ biết trước một vài câu hỏi mà bên tuyển dụng có thể hỏi tới để hai người có thể “dò đúng sóng” khi được hỏi. Sau đây là một vài câu hỏi phổ biến:

3.1. Ứng viên làm gì ở công ty cũ?

Việc biết được vị trí của bạn ở công ty cũ sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đo lường được khối lượng công việc mà bạn đã từng làm, từ đó so sánh với công việc sắp tới bạn sẽ phải làm để xem bạn có phù hợp với vị trí này hay không.

3.2. Hiệu suất làm việc của ứng viên?

Đây chắc chắn sẽ là câu hỏi mà các nhà tuyển dụng nhắm tới. Trong thời buổi phát triển kinh tế với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì việc các công ty muốn tuyển về cho mình những chiến binh xuất sắc với hiệu suất làm việc cao là điều hoàn toàn dễ hiểu.

3.3 Thái độ của ứng viên khi làm việc nhóm?

Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng không thể thiếu khi làm việc trong một tập thể, dù là ai, ở bất kì vị trí nào đi chăng nữa. Cũng chính vì vậy mà một người có khả năng làm việc nhóm hiệu quả đương nhiên sẽ “ăn điểm” rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng đấy.  

3.4. Ứng viên có phải người đúng giờ không?

Trong việc đánh giá một ứng viên thì nhìn vào khả năng đảm bảo giờ giấc làm việc của họ là một chi tiết khá chính xác. Những người biết tôn trọng thời gian không chỉ của bản thân mình mà còn của đồng nghiệp thì chắc chắn là người làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp.

3.5. Điều gì ở ứng viên khiến người tham chiếu không hài lòng?

Đây tuy là một câu hỏi nhạy cảm nhưng những nhà tuyển dụng lại rất hay áp dụng đối với người tham chiếu. Chính vì vậy, khi bạn lựa người tham chiếu cũng nên tránh chọn những người đã từng có hiềm khích cá nhân không liên quan tới công việc ở nơi làm việc cũ, vì rất có thể họ sẽ đưa ra những ý kiến chủ quan gây ảnh hưởng tới góc nhìn của nhà tuyển dụng đối với bạn.

Hỏi ý kiến người tham chiếu là một phương pháp hữu ích dành cho nhà tuyển dụng để đánh giá sát sao năng lực của ứng viên. Bên cạnh đó, đây cũng là một cơ hội cho ứng viên để có thể nâng điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp “Người tham chiếu là gì?” để bạn có thể lựa chọn người phù hợp trong quá trình làm CV xin việc. Chúc bạn thành công.