Developer là gì? Nhiệm vụ và tố chất của một Developer

Trong thời đại 4.0 hiện nay, những ngành nghề liên quan đến công nghệ ngày càng được quan tâm và săn đón hơn bao giờ hết. Trong đó, Developer được đánh giá là một nghề nhiều tiềm năng để phát triển. Nếu bạn chưa hiểu rõ về Developer thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Developer là gì?

Developer (Dev) hay còn gọi là lập trình viên, nhà lập trình máy tính hay kỹ sư phần mềm. Họ là một chuyên gia về một ngôn ngữ lập trình nào đó và dùng chúng để viết phần mềm, quản lý và phát hiện lỗi trong chương trình máy tính. Developer cũng thực hiện những công việc liên quan đến tạo, sửa đổi và quản lý phần mềm và trải nghiệm người dùng.

Hiện nay, Developer được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau, như:

  • Mobile Developer: nhà phát triển ứng dụng di động
  • Full-stack Developer: người phụ trách front-end và back-end của một hệ thống
  • UI/UX Developer: chuyên gia thiết kế giao diện người dùng

Nhiệm vụ của Developer là gì?

Tùy thuộc vào công ty, dự án và lĩnh vực mà nhiệm vụ của các Developer có thể rất khác nhau. Tuy nhiên, có những công việc chung mà hầu như mọi Developer đều phải làm. Nhìn chung những công việc ấy có tính chất của một quy trình như thiết kế, triển khai, thử nghiệm và bảo trì:

Thiết kế và tạo phần mềm

Developer sẽ nắm bắt nhu cầu và ý tưởng mà khách hàng muốn. Từ đó, Developer sẽ lập kế hoạch chi tiết về cách thức thiết kế một phần mềm mới. Tiếp theo, họ sẽ lên mốc thời gian hoàn thành dự án và giao sản phẩm cho khách hàng. Trong một số trường hợp, thời gian này sẽ không được chính xác vì trong quá trình xây dựng phần mềm có nhiều biến số gây ảnh hưởng nên khó có thể đánh giá độ dài chính xác của một dự án ngay từ đầu.

Kiểm tra chất lượng và thử nghiệm các phần mềm

Các phần mềm, ứng dụng mới luôn được kiểm tra để Developer liên tục đánh giá chất lượng công việc của họ. Việc này bao gồm kiểm tra phần mềm thực hiện đúng những gì nó phải làm và hoạt động theo đúng tiêu chuẩn của người dùng, chẳng hạn như tốc độ của trang web trong nhiều trường hợp khác nhau.

Điều chỉnh, nâng cấp và bảo trì phần mềm

Sau khi một phần mềm được tạo ra, điều quan trọng là duy trì chất lượng của chúng theo thời gian. Các phần mềm, ứng dụng sẽ luôn được điều chỉnh và nâng cấp khi phát hiện lỗi hoặc do khách hàng yêu cầu. Khi ấy, nhà phát triển phần mềm sẽ tìm cách tốt nhất để tối ưu hóa, sửa đổi ứng dụng hoặc trang web.

Ngoài ra, Developer còn có nhiều công việc khác như thiết kế thuật toán, gỡ rối phần mềm, thu thập và đánh giá phản hồi người dùng, đề xuất và thực hiện cải tiến…

Để trở thành Developer thành công cần những kỹ năng, tố chất nào?

Cũng như các vị trí ngành nghề khác, Developer cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng, tố chất cần thiết để làm tiền để dẫn tới thành công, cụ thể như:

  • Hiểu biết, thành thạo về công nghệ: Yêu cầu đầu tiên tất cả các nhà phát triển phần mềm phải có. Chúng liên quan đến việc hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình khác nhau và framework. Sở hữu càng nhiều kiến thức và kỹ năng coding thì cơ hội làm việc rộng mở hơn.
  • Sự sáng tạo: Khả năng sáng tạo nên những ý tưởng mới cho phần mềm sẽ giúp cho ứng dụng Developer tạo ra có sự mới mẻ, nhiều tính năng hay, tiện lợi đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặt ra.
  • Khả năng làm việc nhóm: Công việc của Developer sẽ phải giao tiếp và hợp tác với nhiều người. Họ phải hiểu tầm nhìn của dự án, nhu cầu của khách hàng và truyền tải chúng đến các thành viên trong nhóm, đồng thời kiểm tra mọi khía cạnh của trang web, phần mềm với các thành viên để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi hoàn thành dự án.
  • Chú ý đến tiểu tiết: Một lỗi viết mã nhỏ cũng đủ làm ảnh hưởng đến chức năng của một ứng dụng. Chính vì thể, khả năng quan sát và chú ý đến tiểu tiết sẽ giúp Developer hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
  • Khả năng xử lý vấn đề: Như đã đề cập, công việc của Developer bao gồm việc phát hiện và sửa lỗi của phần mềm. Kỹ năng này sẽ giúp Developer phân tích vấn đề và đưa ra các giải pháp xử lý một cách nhanh chóng và hợp lý nhất.

Phân biệt Developer và Programmer

Nhìn chung, Developer thường có phạm vi công việc rộng hơn Programmer. Ngoài việc coding, Developer còn thường quản lý các dự án về phần mềm. Việc này có thể bao gồm việc giao nhiệm vụ viết phần mềm cho các chuyên gia khác, quyết định loại code sử dụng cho phần mềm hay dựa vào nhu cầu khách hàng để thiết kế phần mềm. Trong khi đó, công việc của Programmer thường tập trung nhiều hơn vào việc viết, sửa lỗi và kiểm tra ngôn ngữ lập trình. Chính vì thế, Developer có thể sở hữu nhiều kiến thức chuyên sâu hơn Programmer.

Trên đây là bài viết về Developer là gì và nhiệm vụ, tố chất để trở thành một Developer thành công. Hy vọng bài viết này giúp bạn tìm kiếm được những thông tin cần thiết và có những quyết định đúng đắn cho con đường sự nghiệp của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CAPTCHA