PR là gì? Tầm quan trọng, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết

PR gần đây đang là một trong những ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là ở giới trẻ. Bài viết sau sẽ giải thích cho bạn PR là gì và tầm quan trọng, công việc của một nhân viên PR.

PR là gì?

Public Relation (PR) hay còn được gọi là Quan hệ công chúng, là một quá trình truyền thông chiến lược được đặt ra với mục đích xây dựng và duy trì mối quan hệ có lợi giữa hai bên, đặc biệt là giữa công ty, cá nhân với truyền thông, công chúng. PR bao gồm các hoạt động như phát triển chiến lược truyền thông, chia sẻ thông tin về công ty, cá nhân, câu hỏi liên quan đến thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu.

Hiện nay, PR có 7 loại hình phổ biến được nhiều thương hiệu nổi tiếng áp dụng:

  • Quan hệ truyền thông
  • Tổ chức sự kiện
  • Quan hệ cộng đồng
  • Truyền thông nội bộ
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông
  • Trách nhiệm xã hội
  • Truyền thông mạng xã hội và trực tuyến

Tầm quan trọng của PR

PR quan trọng vì nó là xây dựng niềm tin cho thương hiệu. Quản lý danh tiếng là một phần quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của công chúng đối với thương hiệu. Đây là một quá trình lâu dài, cần nhiều sự nỗ lực chứ không thể đạt được bằng duy nhất một dự án hay chiến lược nào đó. Nhóm PR có nhiệm vụ liên tục đánh giá và duy trì, củng cố cho độ uy tín của thương hiệu.

Thông qua các hoạt động PR, cá nhân, tổ chức có thể tăng khả năng hiển thị thương hiệu trực tiếp và trực tuyến. Thương hiệu có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng tiềm năng hơn và khiến họ ghi nhớ thương hiệu một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, các nhà báo sẽ giúp những thông tin tích cực phủ sóng mạnh mẽ hơn.

PR cũng có thể hỗ trợ xây dựng cộng đồng, cho phép đối tượng mục tiêu tương tác trên mạng xã hội, từ đó đánh giá phản ứng của người dùng, của khán giả đối với thương hiệu.

Công việc của nhân viên PR là gì?

Sau đây là một số nhiệm vụ chung mà mọi nhân viên PR đều phải đảm nhận dù họ làm cho các lĩnh vực khác nhau:

  • Lập kế hoạch chiến lược truyền thông và chiến dịch quảng cáo.
  • Viết và sản xuất các bài thuyết trình, bài báo, thông cáo báo chí và các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.
  • Nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp thông qua mạng xã hội, các nền tảng khác nhau.
  • Giải quyết các thắc mắc của công chúng, nhà báo và các tổ chức có liên quan.
  • Tổ chức sự kiện như họp báo, khai trương, triển lãm, tham quan, hội nghị…
  • Cung cấp cho khách hàng thông tin về tiến độ chiến dịch PR đang tiến hành.
  • Phân tích mức độ phủ sóng của phương tiện truyền thông.
  • Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu.
  • Đề xuất các giải pháp xử lý khủng hoảng, sự cố, giải quyết tranh chấp trong nội bộ hoặc bên ngoài.
  • Nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với phóng viên, nhà báo.

Các kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên PR

PR đòi hỏi bạn phải sở hữu nhiều kỹ năng mềm. Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời là một trong những yêu cầu hàng đầu để làm việc trong ngành PR. Bên cạnh đó, khả năng giải quyết vấn đề và đàm phán sẽ là công cụ giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng khi gặp phải sự cố hay quản lý tài chính, lãnh đạo nhóm. Kỹ năng viết tốt cũng vô cùng cần thiết khi bạn phải thường xuyên viết thông cáo báo chí, bài đăng trên mạng xã hội.

Công việc sẽ yêu cầu nhân viên PR phải biết cách giữ không khí vui vẻ, giúp hai bên hướng đến mục tiêu chung cùng có lợi. Quản lý thời gian cũng là một kỹ năng quan trọng bởi nếu bạn lập kế hoạch kém thì các chiến dịch khó có thể đạt đến thành công và dễ gặp trường hợp liên tục bị trì hoãn. Hãy tập cách lập kế hoạch hợp lý để giảm thiểu các rào cản như đã dự đoán là chìa khóa dẫn đến thành công trong lĩnh vực PR. Và cuối cùng, bạn nên sở hữu tố chất có tầm nhìn xa, đồng thời nắm vững kiến thức chuyên môn trong ngành sẽ là tiền đề tạo nên niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng.

Phân biệt PR và Communication

Nhiều người có sự nhầm lẫn giữa PR (Quan hệ công chúng) và Communications (Truyền thông). PR là một phần của Communications. Nói cách khác, các hoạt động của PR đều thuộc Communications.

PR tập chung vào việc xây dựng và quản lý thương hiệu. Điều này liên quan đến các hoạt động thiết lập mối quan hệ thân thiết với các bên liên quan như giới truyền thông, khách hàng, nhà đầu tư hay nhân viên. Trọng tâm của PR là các mối quan hệ làm tăng giá trị thương hiệu và quản lý hình ảnh, độ uy tín của thương hiệu PR nhắm vào.

Trong khi đó, Communications là việc truyền tải thông điệp và mục tiêu của Truyền thông chủ yếu là người tiêu dùng. Họ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về PR là gì và đồng thời là công việc, tầm quan trọng và kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên PR.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CAPTCHA