KCS là gì? Tầm quan trọng của KCS trong sản xuất

Có thể nói việc đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất khi đến tay khách hàng là rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Chính vì thế thuật ngữ KCS có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với những ai làm trong quy trình sản xuất. Nếu bạn chưa biết đến KCS là gì thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

KCS là gì?

KCS là từ viết tắt của Kiểm tra chất lượng sản phẩm, tương tự như Quality Control (QC). Đây là một quy trình mà qua đó doanh nghiệp có thể tìm cách đảm bảo chất lượng sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện, xác định xem thành phẩm có đạt yêu cầu đã được đề ra không. KCS đòi hỏi công ty phải tạo ra một môi trường quản lý và nhân viên cố gắng đạt đến sự hoàn hảo.

Một khía cạnh khác cũng quan trọng không kém trong KCS đó là thiết lập các biện pháp kiểm soát một cách rạch rõ ràng, giúp tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất liên quan đến vấn đề chất lượng, an toàn cho khách hàng khi sử dụng và hạn chế khả năng sản phẩm thiếu hụt hay mắc lỗi ở mức tối thiểu.

Tầm quan trọng của KCS

Ngày nay, KCS có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của nhiều ngành nghề như may mặc, xây dựng, cơ khí, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, điện tử… KCS giúp cho sản phẩm và công ty thành công và tồn tại. Khi sản phẩm thiếu chất lượng sẽ làm cho khách hàng cảm thấy không hài lòng dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh. KCS phải đảm bảo rằng hàng hóa không bị lỗi trước khi được đưa ra thị trường. Công ty có đội ngũ KCS tốt thì chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn. Phát hiện lỗi kịp thời có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại cho công ty.

Đặc biệt trong ngành sản xuất thực phẩm và dược phẩm, KCS sẽ ngăn chặn các trường hợp sản phẩm gây hại cho sức khỏe và kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất để đảm bảo không có sự cố xảy ra khi khách hàng sử dụng.

Nhân viên KCS làm những công việc gì?

Tùy thuộc vào lĩnh vực và quy trình sản xuất của từng công ty mà các nhân viên KCS có thể có những nhiệm vụ khác nhau. Nhìn chung, hầu như các nhân viên KCS sẽ làm một số công việc như:

  • Đọc bản thiết kế và thông số kỹ thuật của sản phẩm.
  • Giám sát các hoạt động trong quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra.
  • Đề xuất, điều chỉnh quy trình lắp ráp hoặc sản xuất.
  • Kiểm tra, thử nghiệm và đo lường vật liệu, nguyên liệu nhập kho hoặc sản phẩm sau khi hoành thành.
  • Vận hành thiết bị và phần mềm kiểm định.
  • Dựa vào đánh giá của khách hàng để xác định chất lượng sản phẩm.
  • Chấp nhận hoặc từ chối các mặt hàng đã hoàn thành.
  • Loại bỏ tất cả các sản phẩm và vật liệu không đáp ứng tiêu chuẩn đã đặt ra.
  • Báo cáo dữ liệu đã kiểm tra và thử nghiệm cho cấp trên.
  • Giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Cần tố chất và kỹ năng gì để trở thành nhân viên KCS?

Với nhiệm vụ đảm bảo tiêu chuẩn luôn được đáp ứng và chất lượng là ưu tiên hàng đầu, một nhân viên KCS tốt cần sở hữu những tố chất, kỹ năng như:

  • Chú ý đến tiểu tiết để phát hiện những lỗi bất thường.
  • Khả năng suy nghĩ logic.
  • Kỹ năng về toán học – các thông số kỹ thuật đo lường, hiệu chỉnh và tính toán dữ liệu.
  • Khả năng đọc bản thiết kế, tài liệu kỹ thuật.
  • Kinh nghiệm về Hệ thống quản lý chất lượng (QMS).
  • Kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp nhân viên KCS giải quyết các vấn đề của khách hàng và các vấn đề về sản xuất, cũng như phát triển chiến lược để cải thiện chất lượng sản phẩm.
  • Sức khỏe tốt, có thể làm việc dưới áp lực cao.
  • Có trách nhiệm cao trong công việc.

Học gì để trở thành nhân viên KCS?

Để làm việc trong ngành nghề KCS, các bạn trẻ có thể chọn những ngành học liên quan đến sản phẩm của công ty như ngành công nghệ thực phẩm, hóa thực phẩm, ngành về điện, cơ khí hay ngành công nghệ… Bên cạnh đó, còn có thể chọn ngành quản trị chất lượng, đây được cho là ngành học rất gần với công việc KCS.

Ngoài ra, có khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ mở rộng thêm nhiều cơ hội tiềm năng cho nhân viên KCS và các kỹ năng về tin học văn phòng, phần mềm quản lý, kỹ năng toán học, cơ khí… sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Con đường sự nghiệp

Tùy theo lĩnh vực kiểm soát chất lượng mà mỗi nhân viên KCS sẽ có lộ trình thăng tiến khác nhau. Thông thường, để làm vị trí KCS bạn cần vài năm kinh nghiệm trong ngành của mình, đó là khi bạn đáp ứng được các yêu cầu về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.

Khi đã làm việc như một nhân viên KCS trong khoảng thời gian đủ để có kinh nghiệm dày dặn, bạn sẽ tiếp tục thăng tiến thành chuyên gia kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp cao và đảm nhận nhiệm vụ quản lý các nhóm KCS.

Trên đây là bài viết về KCS là gì và tầm quan trọng của KCS đối với nhiều ngành nghề. Hy vọng bài viết này giúp bạn có những thông tin cần thiết để có những lựa chọn đúng đắn cho con đường sự nghiệp của mình cho này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CAPTCHA